Thời điểm nào bà bầu có sữa non?
Sữa non được tiết ra trong khi mang bầu là do tuyến sữa đã hoạt động được một thời gian từ hai tuần đến một tháng. Ra sữa non khi mang thai là hiện tượng khá bình thường ở bà bầu xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ, ở khoảng tháng thứ 7 trở đi. Sữa non có đặc điểm là màu vàng đặc có vào những tháng cuối của thai kỳ. Sữa non lưu thông qua tuyến vú của thai phụ trong khoảng 72h trước khi sinh và hai ngày đầu sau khi sinh em bé.
Việc tiết sữa non sớm hay muộn là do cơ thể của từng mẹ bầu, không liên quan gì đến sinh non như nhiều mẹ vẫn lầm tưởng. Một số người mẹ không có dấu hiệu tiết sữa non trong khi tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiết sữa non quá sớm, kèm theo biểu hiện như đau bụng, chảy máu ở âm đạo thì mẹ bầu nên lập tức đi khám. Bởi đây có thể sẽ là nguy cơ cảnh báo một sự thay đổi bất thường nào đó mà người mẹ cần đặc biệt lưu ý, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng thai chết lưu.
Mang thai tháng thứ mấy thì mẹ bầu có sữa non?
Mẹ bầu có thể nhận diện việc tiết sữa non thông qua các đặc điểm “đầu ti” có những gợn trắng trông giống như mụn. Đó là dấu hiệu ban đầu, khoảng một vài ngày sau đó (có khi kéo dài đến hàng tuần), bạn mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.
Nhưng các mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi khi không tiết sữa non, chậm tiết sữa non hay tiết ra sữa sữa không có nghĩa là bạn sẽ thiếu sữa cho bé bú khi bé sinh ra. Bởi trong suốt thời gian bé bú, sữa mẹ được sản xuất dựa trên dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ, nhu cầu bú của con. Hơn nữa, nếu mẹ cho bé bú sớm và thường xuyên thì việc kích sữa sẽ tiết ra nhiều hơn.
Các mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không nên nặn sữa. Hiện nay nhiều bà bầu có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn. Tuy nhiên việc nặn không đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng hoặc viêm vú, đồng thời hành động kích thích quá mức vào ngực có thể gây nên những cơn co tử cung, dễ chuyển dạ sớm.
Theo thống kê, cứ 100 bà bầu thì có 4-5 người có hiện tượng sữa chảy ướt áo; số còn lại là ra ít sữa hoặc không có sữa. Nhiều người mẹ chỉ xuất hiện sữa non sau khi sinh nở.
Cách gọi sữa mẹ về nhanh nhất sau sinh
Sữa non từ cơ thể mẹ được tiết ra trong 48 tiếng đầu sau khi sinh. Ngoài việc truyền cho bé các chất sinh trưởng, giúp trẻ tăng cường thể lực, sữa non còn cung cấp 1 lượng lớn kháng thể tự nhiên như IgG, IgA, IgF,… làm tăng hệ miễn dịch của trẻ cũng như bảo vệ đường tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh.
Vì vậy, để có được lượng sữa ổn định, dồi dào, chất lượng sữa tốt mẹ có thể áp dụng các cách sau:
Đầu tiên, mẹ hãy tích cực cho con bú. Mẹ có biết rằng, thông thường sữa mẹ được sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Có nghĩa rằng, mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều, lượng sữa vì thế mà ổn định hơn. Bởi vậy mẹ hãy cho con bú bất cứ lúc nào và nhiều nhất có thể nhé.
Tích cực cho con bú giúp cơ thể mẹ tiết ra lượng sữa nhiều hơn
Nếu như lượng sữa đã nhiều hơn so với nhu cầu của con, mẹ có thể vắt ra rồi để ngăn đá bảo quản dùng dần.
Cách thứ 2, nếu massage đúng cách mẹ cũng có thể có được lượng sữa dồi dào cho bé. Để massage hiệu quả, trước tiên mẹ phải nắm được đầu dây thần kinh kích thích tiết sữa mẹ. Chúng nằm ở quầng vú, gốc 5 giờ ở vú trái và 7 giờ ở vú phải, cách chân ti 1cm – 1.5cm. Mẹ chỉ cần bóp nhẹ và xoa đều các vị trí các dây thần kinh 2-3 phút mỗi ngày thì sữa mẹ sẽ về nhanh hơn, đều hơn và nhiều hơn.
Phương pháp này có thể áp dụng cho bất cứ bà mẹ nào, từ ngay sau khi sinh đến suốt thời gian nuôi con sữa mẹ. Tuy nhiên, khi massage để kích thích sữa về các mẹ nên chú ý không được sử dụng bất kỳ loại dầu massage nào, vì bé rất nhạy cảm với mùi lạ. Ngoài ra, động tác massage phải nhẹ nhàng, không lạm dụng massage bằng động tác mạnh, không ấn sâu, tránh việc massage đầu ti.
Cách thứ 3, mẹ chỉ cần uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống khoa học. Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp mẹ nhiều sữa hơn, điều này nhiều mẹ đều biết rõ. Nhưng có 1 lưu ý nhỏ nhưng lại là điều quan trọng nhất, đó là mẹ không cần ăn cố, ăn quá nhiều. Mà mẹ chỉ cần đảm bảo uống nước nhiều.
Mỗi ngày mẹ nên uống đủ 3 lít nước thì có thể yên tâm về sữa. Ngoài việc trực tiếp uống nước mẹ có thể bổ sung lượng nước vào cơ thể bằng việc ăn cháo, hoa quả,… Mẹ cũng hãy nhớ rằng, mẹ nào hay bị tắc sữa cũng đừng ăn chân giò hay các món béo, bởi các chất béo góp phấn khá tích cực vào việc gây tắc sữa
copy: Báo mới