Ăn dặm là bước ngoặt đánh dấu giai đoạn phát triển mới của bé yêu. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách thức cũng như những lưu ý trong suốt quá trình, đặc biệt là đảm bảo bổ sung đa dạng các dưỡng chất, giúp cơ thể bé phát triển đầy đủ.
-
Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nếu tập ăn dặm cho bé quá sớm có thể khiến con bị đau dạ dày và ảnh hưởng tới vị giác. Ngược lại, nếu ăn dặm quá muộn cũng có thể khiến con bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu. Đồng thời, con sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do không nhận đủ năng lượng trong ngày. Vì vậy, bố mẹ nên xác định đúng thời điểm ăn dặm cho bé.
Trẻ được khoảng 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp mà bạn có thể bắt đầu tập ăn dặm cho bé. Bởi vì ở giai đoạn này, bé đã hoạt động nhiều hơn trước, cơ thể cũng tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Do đó, bé cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt đó.
-
Dấu hiệu cho thấy bé muốn ăn dặm
Mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé thực sự sẵn sàng. Khi được 6 tháng tuổi, hầu hết các bé cần ăn dặm để cung cấp dưỡng chất cho sự tăng trưởng và phát triển. Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy cho biết bé đã sẵn sàng ăn dặm.
- Tự điều khiển được đầu và cổ, có thể ngồi lên cao khi có sự trợ giúp
- Thể hiện sự thích thú với những món ăn được bày trên đĩa
- Đòi ăn thức ăn của mẹ mỗi khi nhìn thấy
- Há miệng ăn khi mẹ đút thức ăn bằng thìa
-
Những chất mẹ cần đảm bảo cho bé
Khi con tập ăn dặm, thông thường, mẹ chỉ nên cho con ăn từng loại thực phẩm riêng biệt và gần giống với loại sữa con đang dùng nhất. Quan trọng nhất trong thực đơn của con, mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết:
- Tinh bột (gạo, ngô,…)
- Chất đạm (trứng, sữa, thịt, cá,…)
- Chất béo (lạc, vừng, mỡ động vật,…)
- Chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại trái cây, rau củ quả tươi,…)
Khi con đã quen với vị ngọt của sữa mẹ, mẹ có thể tập cho con bắt đầu ăn dặm bằng quả chín nghiền nát (quả chuối, bí ngô,…). Hoặc nếu con đã quen với vị nhạt của sữa công thức, thì mẹ có thể cho con ăn thử loại quả vị nhạt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm bằng bột ngũ cốc, sau đó thêm đạm, rồi thêm một ít chất béo và cuối cùng mới cho ăn thêm rau xanh.
Lúc mới tập ăn, mẹ nên cho con ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc để con làm quen và tiếp nhận dần. Mẹ nhớ thức ăn của con không thêm muối và đường và trước khi cho ăn, hãy thử xem liệu thức ăn còn nóng không rồi mới đưa vào miệng con.
Một trong những sản phẩm phù hợp và thuận tiện nhất mẹ có thể dùng chính là chiếc thìa mềm báo nóng Munchkin. Khi nhiệt độ thức ăn quá nóng, hơn 43,4 độ C thìa sẽ tự động chuyển trắng, giúp mẹ biết đồ ăn quá nóng, không nên cho con ăn. Ngoài những lúc tập ăn, nên cho con bú sữa mẹ đầy đủ.
Trong giai đoạn mới ăn dặm, mỗi bé sẽ có khẩu vị rất khác nhau. Do đó, mẹ nên chú ý đến thực đơn cũng như cách ăn dặm phù hợp nhất với bé yêu nhà mình nha!